Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát- Manjushri Bodhisattva
TTVD xin mời quý vị đọc bài mới :
Chúng ta bắt đầu tìm hiểu thêm về các vị Phật và các vị Bồ Tát qua những bài trích từ Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia và thư viện chùa Quang Minh.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát- Manjushri Bodhisattva
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Mạn Thù Sư Lợi (Manjushri) dịch là Diệu Cát Tường, Diệu Âm, Phổ Thư, Nhu Thư, Kính Thư … trong Hiển giáo thường cùng với Phổ Hiển Bồ Tát thành đôi, thường thị giả bên tả và bên hữu Phật Thích Ca Mâu Ni, chuyên giữ Môn Trí Tuệ.
Trong hàng Bồ Tát Ngài thường được xưng là trí tuệ đệ nhất. Y theo Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh: Phần bản Đức Văn Thù xưa là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật cũng gọi là Văn Thù Phật, mật giáo gọi là Cát Tường Kim Cương hay Bát Nhã Kim Cương.
Sự tưởng biến hoá của Đức Văn Thù rất nhiều như Hài Đồng Văn Thù, Ngữ Sư Tử Văn Thù, Ngữ Vương Văn Thù, Bạch Văn Thù, Hắc Văn Thù, Hồng Văn Thù…
Văn Thù Sư Lợi thân sáng hồng như Mặt Trời mới mọc, đầu đội mũ ngũ Phật nêu biểu ngũ trí Phật. Năm kế trên đỉnh đầu nêu biểu Nội chứng Ngũ trí. Tay phải nâng cao cây kiếm Bát Nhã nêu biểu đoạn tất cả vô minh ngu muội hôn ám, tay trái bên hông kết ấn chuyển Pháp Luân cầm cành Hoa Sen xanh, ngón tay hướng lên trên, hoa cao ngang tai, trên hoa sen là Kinh Bát Nhã La Mật Đa tiếng Phạn nêu biểu trí tuệ Bát Nhã rộng sâu như Kinh Điển. Tất cả châu báu Anh Lạc nêu biểu Báo Thân viên mãn, ngồi thế Kiết già Kim Cương an trụ trên Nhật Luân Hoa Sen.
Ngũ Đài Sơn, một trong Ngũ Đại Danh Sơn của Trung Quốc là Tịnh độ của Đức Văn Thù
Người Tây Tạng lưu truyền rằng: Các đời vua anh minh, tinh thông Ngũ Minh, bác học hay các thành tựu giả đều là Hoá Thân chuyển thế của Ngài Văn Thù Sư Lợi. Những tổ sư truyền thừa của dòng Tát Ca có Ngài Tát Ca Biện Trí Đạt, Long Khiếm Ba Tôn Giả, Tông Khách Ba Tổ Sư là Hoá Thân chuyển thế của Đức Văn Thù.
Vua Tạng là Tùng Tán Can Bố, Xích Tùng Đức Chân cũng là Văn Thù Hoá Thân.
Tu trì Pháp môn của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có thể tăng trưởng công đức trí tuệ. Ký ức kiên cố được thông biện, Khẩu diễn tám vạn Diệu Pháp, biết rõ chân nghĩa của vạn Pháp, tiêu trừ ngu muội và các quả báo, nghiệp chướng của Ngữ nghiệp như câm ngọng.
Trích từ Wikipedia :
Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音), "Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca – "Người chiến thắng tử thần" (sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô đại trí văn thù sư lợi bồ tát".
Văn Thù Bồ Tát cũng chính là Văn Thù Quảng Pháp thiên tôn trong Phong thần diễn nghĩa.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire