samedi 1 août 2015

Con nhện ở miếu Quan Âm

TTVD xin mời các quý vị phật tử vào đọc một bài mới đăng lên site của chùa Liên Hoa để hiểu thêm về Lý Nhân Duyên trong cuộc đời.



Hôm nay, khi đi dạo trong thành phố Bordeaux vắng vẻ, vì đang mùa hè. Đang ngồi hóng mát, bổng nhiên thấy một con nhện... làm TTVD nhớ đến một câu chuyện, xin mời quý vị đọc...



Con nhện ở miếu Quan Âm


Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”. Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”

Nhện nói: “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”

Phật bảo: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích... Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích… Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”

Phật nói: “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi đau khổ, bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.


Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật:

    “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"



    Trong suốt đời, ta sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ. Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng. Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu? Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.



Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?

         “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

          Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

          Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.

          Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

         Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.

        Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.

         Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.

          Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?

          Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

         I.-Định nghĩa : Nhân là phần chính có năng lực phát sanh, Duyên là phần phụ để hỗ trợ cho nhân phát sanh ra sự vật. Nhân duyên là một định lý, theo đó mọi sự vật trong vũ trụ đều có nhân duyên phối hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên đã hết sự vật ấy sẽ không còn.

        II.- Thí dụ : Hạt đậu là nhân, phải có người gieo trồng, có đất, nước, không khí, tia nắng mặt trời là những phần phụ, chúng hòa hợp lại, làm cho hạt đậu nẩy mầm, ra lá, lớn lên rồi đơm bông, kết trái. Như cái chén ta dùng để ăn cơm, đất là nhân, người thợ, khuôn, nước, lửa nung là phần phụ phối hợp với nhau làm thành cái chén.

        III.- Những đặc điểm của lý nhân duyên :Nhân duyên là một định lý hiện thực, nêu rõ mọi sự vật được hình thành đều do nhân duyên phối hợp mà sanh ra, cho nên Lý nhân duyên chi phối tất cả sự vật.

        IV.- Sự ứng dụng của lý nhân duyên : Chúng ta cần phải hiểu rõ lý Nhân duyên để thấy được sự thật của cuộc đời, nhờ đó nó giúp cho chúng ta tu học ngày càng tinh tấn hơn, nhất là trong các trường hợp :

         1)Lý nhân duyên cho chúng ta biết, mọi sự vật ( pháp ) do nhân duyên phối hợp chớ không phải sự vật có thật mà nhân duyên cũng chỉ là sự vật, chúng cũng do sự hòa hợp mà thành chớ không có thật.

         2)Lý nhân duyên nêu rõ sự tương quan của các sự vật, sự vật hình thành nhờ sự tương hợp giữa các pháp. Trong các nhân duyên hoà hợp thành sự vật, nếu nhân hay một duyên trong sự vật thay đổi thì sự vật ấy thay đổi, ví dụ nếu ta lấy gỗ làm bàn, ta có cái bàn gỗ, nếu ta lấy sắt làm bàn ta có bàn sắt, còn cũng thời bàn gỗ, nếu gỗ ta lớn, ta đóng thành bàn lớn, nếy gỗ ta nhỏ, ta đóng thành bàn nhỏ mà thôi.

        3)Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật do nhân duyên phối hợp tạo thành nhất thời chớ không phải tự nhiên có mà cũng không do một đấng quyền lực nào tạo ra.

        4)Lý nhân duyên cũng cho chúng ta biết rằng khi nhân đã có mà không có đủ duyên thì sự vật cũng không thể hình thành được. Ví dụ chúng ta có gạo, có nước, có củi, có nồi chúng ta muốn có cơm ăn mà không có lửa thì chúng ta cũng không thể nấu cơm, lại nữa, chúng ta có gạo, có nước, có củi, có lửa mà không có nồi cũng không thể nấu cơm mà ăn. Lý nhân duyên nầy cũng để chúng ta tự chủ đời của mình, nó tốt, xấu, giàu, nghèo đều là những nhân duyên do chúng ta tạo tác nên.

       5)Lý nhân duyên giải thích cho chúng ta biết vì sao người làm việc nầy thành tựu nhanh, ta cũng làm việc ấy mà thành tựu chậm, chẳng hạn như hai người cùng tu pháp môn như nhau mà người thành tựu kẻ lại chưa kết quả ! Có người tu sao suôn sẻ, mình tu lại có lắm trở duyên ! Tất cả do nhân duyên, đầy đủ thì thành mà chưa đủ nên còn chậm đó thôi. Tại sao anh B thích tu với Thiền sư Nhất Hạnh, chị B thích tu với Thiền sư Thanh Từ, cô A thích tu với Ni sư Huệ Giác theo pháp môn Niệm Phật, đó cũng do nhân duyên thầy trò. Xưa Tế Công Hòa Thượng muốn cứu độ cho một người mà không thể độ được, vì người đó không chịu làm theo, ngài buộc miệng than : ” Vô duyên bất năng độ ” 

          V.- Kết Luận: Lý nhân duyên cho chúng ta thấy mọi sự vật hòa hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên không còn đủ chúng tự nhiên thay đổi hay tan rã, sự vật đều không tự nhiên có nên không có thật, hiểu được như thế chúng ta sẽ dễ dàng tu học, dễ dàng thực hành hạnh bố thí, nhìn đời là một tuồng huyễn hóa, tan hợp đều do nhân duyên. Nhờ đó tích cực tạo cho mình một đời sống an lạc, tự tại và giải thoát.

TTVD sưu tầm.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire