lundi 2 septembre 2013

Thông Báo : TẾT TRUNG THU tại chùa Liên Hoa 21 tháng 9 năm 2013 - Fête de la mi-automne.

Xin mời tất cả các phật tử đến dự lễ Tết Trung Thu tại chùa Liên Hoa. Venez célébrer avec nous la fête de la mi-automne.


Chùa Liên Hoa sẽ tổ chức buổi lễ Tết TRUNG THU vào ngày thứ bảy 21 tháng 9 năm 2013 , 
vào lúc 20 giờ.

Xin kính mời.


 Trong buổi lễ này chúng ta sẽ cho các em vui ca hát và cầm những cái lồng đèn xin đẹp đi chơi
Có bánh trà đầy đủ cho mọi người gặp nhau trò chuyện vui vẻ trong mùa trung thu này.

Dưới đây một bài viết "Ký ức mùa thu" của Phùng Mai Thảo và vidéo về trung thu.


Fête de la mi-automne


A l’origine, la mi-automne ou Trung thu, en vietnamien, était une fête agricole et astrologique. Elle est célébrée depuis longtemps, dans plusieurs pays rizicoles d’Asie comme la Chine, la Corée du Sud, le Japon et le Vietnam.

Selon les Vietnamiens anciens, l’automne est la saison où prédomine le principe femelle de la lune, par opposition au printemps où c’est le soleil, principe mâle, qui domine. Pendant cette saison, le ciel est clair et l’air est pur. Les paysans, conformément à leurs croyances, examinent alors la lune pour savoir si la moisson sera bonne ou non :

    une lune brillante indique une bonne récolte.
    Si son éclat est jaune, les vers donneront beaucoup de soie ; la paix et le bonheur profiteront à tous.
    Si l’éclat de la lune est vert, c’est alors un signe de famine.
    Mais si des trainées noires dissimulent en partie la lune, alors c’est une annonce de guerre.

De nos jours, la Fête de la mi-automne est devenue essentiellement la fête des enfants, mais les adultes participent aussi aux festivités.
A l’approche de la fête, toute la famille prépare des gateaux et des jouets. Les femmes montrent leur savoir-faire en préparant des Banh deo (pain de riz gluant farcis en forme de disque lunaire)
et des Banh nuong (gâteaux cuits au four diversement farcis). Les filles sculptent des animaux à partir de fruits comme les caramboles, les pamplemousses, les kakis, les bananes...
Les hommes fabriquent des jouets ingénieux comme des Den keo quan (lanterne aux ombres chinois), des Den ong sao (lanterne en forme d’étoile), et des masques en formes d’animaux.

Le soir, les enfants masqués portant des lanternes et des jouets font le tour du Mam co trung thu (table des victuailles), placé au milieu de la cours de la maison.
Ils chantent et font une parade de lanternes et participent aux danses à la licorne aux sons des tambourins.

Les adultes, eux, mangent des gâteaux Banh trung thu en buvant du thé.

Dans les grandes villes du Vietnam, le Trung thu est l’occasion pour organiser des foires de jouets, des spectacles artistiques pour les enfants
et des activités de charité en faveur des enfants des familles en difficulté.


Cette année, le Têt Trung Thu, la Fête des enfants, 
sera célébrée le 21 septembre 2013 à 20h à la pagode Liên Hoa.
Venez nombreux célébrer cette fête avec nous...
--------------------------------





Heo may về trên phố, không khí mùa thu mát mẻ và đâu đây như đã vang lên tiếng trống tùng rinh rinh tưng bừng. Tiếng trẻ em với câu hát rộn rã quen thuộc "chiếc đèn ông sao , sao năm cánh tươi màu" vang lên khắp nơi. Vậy là Tết trung thu đã về.
Tết trung thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn chạy đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Tít trên cao dáng tròn xinh xinh
Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm trong sáng bóng hằng trong sáng
Em múa ca vui đón chị Hằng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Em rước đèn chạy đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh 

Em rước đèn mừng đón chị hằng Mỗi lần khi nghe bài hát trên trong lòng mình ngập tràn hạnh phúc như sống lại với tuổi thơ -- những kỉ niệm với ngày trăng rằm... Mình còn nhớ mỗi năm cứ dịp trung thu là thôn nơi mình ở thường tổ chức những trò chơi dân gian cùng những chương trình đặc sắc như kéo co, múa lân, ca hát....không chỉ có thể ngày hôm ấy sau khi đi chơi với bạn bè cùng xóm mình cùng gia đình ngồi quây quần bên mâm cỗ, nào là bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Trong những ngày ấy mình còn theo mẹ mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Mình thấy đó thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Nói lại với vấn đề cùng bạn bè múa hát, ngày đó mình cùng trẻ con cùng trang lứa rồng rắn kéo nhau đi trên đường phố tay vừa cầm những chiếc đèn ông sao sang lấp lánh vừa hát những câu hát quen thuộc nói về trung thu mà bao đứa trẻ trong làng cũng thuộc , ngoài ra còn nghe thấy những tiếng trống "thình, thùng, thình."....sau đó cùng nhau đến trại thôn phá cỗ, vui ơi là vui !
Nhớ lại những kỉ niệm mình thấy vui lắm như sống lại những ngày ấu thơ, mình sẽ không bao giờ quên những ngày ấy dù mình đã lớn khôn.


Mùa thu, mùa của bao mến thương, của sự xum vầy. Có thể nói ngày được mong đợi nhất trong mùa là Tết Trung Thu. Nhưng mùa thu cũng là mùa gợi bao niềm nhớ, những kí ức ùa về trong mỗi người, với khung cảnh lãng mạng của lá ngày mùa. Thu trong bạn là những kí ức tuổi thơ, trên con đê, trên đường làng,...Dòng sông tĩnh lặng, nhớ ngày thuở bé tắm sông. Nay những thằng bạn, nhỏ bạn ngày xưa, mỗi đứa một phương trời. Không ai lại không thấy nhớ một thời đã qua của mình êm đềm như thế. Anh đi trên con đường thân thuộc, con để yên ắng bên cây cầu, nhìn dòng nước và lục bình trôi.

Bài dự thi "Ký Ức Mùa Thu" của Phùng Mai Thảo





1 commentaire:

  1. Whaou,
    Đức "quảng cáo" hay quá, vidéo kèm theo thật vui và dễ thương.
    NL

    RépondreSupprimer