Một bài của phật tử Diệu Trang chùa Liên Hoa gởi đến Thầy Thích Minh Tâm
Đôi dòng cảm niệm và tri ân
Giác linh Hòa Thượng Thích Minh Tâm
Thầy kính thương,
Thầy ra đi vĩnh viễn, sau khi khóa học Phật Pháp Âu Châu kỳ
thứ 25 tại Phần Lan đã viên mãn kết thúc.
Chúng con thật bàng hoàng, hình như thời gian đã dừng lại, tâm tư lắng đọng. Nửa
đời người, chúng con đã mất cha lẩn mẹ nơi quê hương, nơi chôn nhao cắt rốn, những
bậc đã tạo nên hình hài thân xác này. Giờ đây, nơi xứ lạ quê người, thêm một lần
nữa, con lại mất người cha tinh thần bao dung, khả kính.
Bao thăng trầm của thế sự, bao biến đổi của thời gian, bao
cay đắng của tình đời bạc bẻo… Thầy vẩn ung dung, kiên trì, chịu đựng… Thầy có
bệnh mà thị hiện là không có bệnh. Thầy là con thuyền bé nhỏ, đơn phương giửa
biển cả mênh mông, trùng dương dậy sóng, nhưng Thầy đã bao chở không biết bao
nhiêu người dân Việt tị nạn, vì thế cuộc đổi thay phải xa lìa đất mẹ, cũng do
đó mà chúng con được hội ngộ cùng Thầy.
Ngày 27/01/2013, lần cuối cùng Thầy về hành lễ An Vị Tam
Thánh chùa Liên Hoa. Con thấy Thầy vui và rất hài lòng vì sự tinh tấn và niềm
tin kiên cố đối với Tam Bảo của chúng con. Dù phải bận rộn với bao nổi khó khăn
, trọng đại, Thầy vẩn để tâm đến cho đạo tràng Liên Hoa nhỏ bé này. Chúng con
thật là hạnh phúc ! Con và sư cô Tịnh Hiền thường nói đùa là : «
Mình cũng là con ruột của Sư Ông chứ bộ ».
Chúng con đã được sự đở đầu của Thầy kể từ năm 1978 cho đến
ngày nay. Lúc buồn, vui đều có sự hiện diện của Thầy. Thầy luôn hoan hỷ và
không bao giờ đòi hỏi một chút đền đáp nào. Cho đến lúc thiện duyên đầy dủ,
ngôi chùa đầu tiên được thành hình ở Bordeaux là chùa Phước Bình do Thầy đặt
tên. Nhưng buồn thay, nhân duyên chúng con cũng đã hết, sau khi đã trả dứt nợ
cho chùa. Chúng con nhóm người phật tử tị nạn đầu tiên lại phải trở về làm phật
sự từ nhà này cho đến nhà khác với hai bàn tay trắng như thuở ban đầu.
Vì nhu cầu cần thiết của kẻ còn, người mất và do Cô Tịnh Hiền
phát tâm dủng mảnh, chúng con mạnh dạn quyết định cần đến sự giúp đở của Thầy
và Sư Ông Tánh Thiệt, do đó Bordeaux lại thêm ngôi chùa Liên Hoa. Nhờ vậy bây
giờ chúng con mới có nơi thờ phượng.
Thầy kính thương,
Dù biết đó là vô thường, ai cũng phải đi qua con đường đó,
nhưng con không sao ngăn được dòng nước mắt thương tiếc, ngỡ ngàng vì sự ra đi
quá đột ngột vĩnh hằng của Thầy. Ôi, suốt cuộc đời Thầy xã thân vì đạo pháp, vì
chánh nghĩa cho đến hơi thở cuối cùng nơi phương xa. Lòng người có sắt đá đến
đâu, con nghĩ cũng phải ngậm ngùi giây phút !
Giáo hội còn đây , chư tôn đức tăng ni, hàng phật tử tại
gia chúng con còn đó, chiếc giường cũ kỹ, cái bàn, cái ghế đã bạc màu hơn 30
năm nay vẩn đang đợi Thầy về đó. Sao Thầy vội bỏ xác phàm ra đi ?
Có lẽ, thân tâm Thầy đã quá mệt mỏi, dù tâm nguyện duy nhất
của Thầy chưa được tròn đầy viên mãn.
Xin Thầy hảy
bình yên, an nghĩ. Hình ảnh hiền từ, trầm tỉnh, thanh thoát, hài hòa nhưng vô
cùng sống động của Thầy luôn hiện hửu trong tâm khảm chúng con.
Chúng con
chỉ biết kính cẩn dâng lên mười phương chư Phật một nén tâm hương, nguyện cầu
cho Thầy sớm cao đăng Phật quốc, hồi nhập ta bà, hóa độ chúng sinh. Một nén tâm
hương cho giác linh Thầy để tri ân một vị Ân Sư đã bỏ mình vì đạo pháp.
Thầy kính
thương,
Cảm ơn Thầy
đã trợ duyên cho chúng con, là nhịp cầu để con bước vào đường chánh pháp, thánh
thiện tâm linh. Chúng con sẽ cố gắng tiếp tục hướng đi mà mình đã chọn, đến lúc
nào sức khỏe không cho phép nữa, dù không biết phải nương tựa vào đâu.
Cuối hạ Quý
Tỵ 2013
Diệu Trang.
Tôi bùi ngùi và cảm nhận một nỗi buồn thắm thiết trong lời từ giã đầy cảm động, thương tiếc và lòng biết ơn của chị Diệu Trang đối với cố Hoà Thượng Thích Minh-Tâm.
RépondreSupprimerNLan
Minh cung da mat ca nguoi than nay mat them Nguoi Thay da truyen gioi Quy y nua cung buon lam chu ,nhung?biet sao bay gio?Hom truyen gioi cung la ngay AN VI TAM VI PHAT, toi nhin thay Thay voi doi mat lo mo toi cung linh cam tu noi Khong biet co qua khoi con trang nay khong vi nguoi qua tuoi ma doi mat nhu vay thi .......khong ngo vai thang sau tin rgay ra di Au cung la phan so dinh thoi?hau noi guong thay va co cong TU TAP.Nam Mo Dia Tang vuong bo Tat Ma Ha Tat./.
RépondreSupprimer